Địa lý Thụy_Điển

Bài chi tiết: Địa lý Thụy Điển
Kebnekaise đỉnh núi cao nhất Thụy Điển

Thuỵ Điển có biên giới với biển Kattegatt, các quốc gia Na UyPhần LanBiển Đông (Thụy Điển). Hai đảo lớn của Biển Đông thuộc về Thuỵ Điển là Gotland (khoảng 3.000 km²) và Öland (khoảng 1.300 km²). Ngoài ra còn có khoảng 221.800 đảo. Chiều dài nhất từ Bắc đến Nam là 1.572 km, từ Đông sang Tây là 499 km.

Trong khi địa hình đất nước phần lớn là bằng phẳng hay có đồi thì dọc theo biên giới với Na Uy là dãy núi Scandinavia (Skanderna) cao đến trên 2.000 m với đỉnh cao nhất là Kebnekaise (2.111 m). Có rất nhiều vườn quốc gia rải rác trên toàn nước.

Địa hình

Miền Nam và Trung Thuỵ Điển (GötalandSvealand), hai vùng mà chỉ bao gồm 2/5 Thuỵ Điển, được chia từ Nam đến Bắc ra thành 3 vùng đất lớn. Miền Bắc Thuỵ Điển, bao gồm 3/5 còn lại của Thuỵ Điển được chia từ Đông sang Tây ra thành 3 vùng có phong cảnh khác nhau.

Hồ Vänern.

Phần cực Nam, tỉnh Skåne, là phần đất nối tiếp của vùng đồng bằng miền Bắc nước ĐứcĐan Mạch. Điểm thấp nhất của Thuỵ Điển với 2,4 m dưới mặt biển cũng ở Schonen. Trải dài từ phía bắc của vùng này là cao nguyên Nam Thuỵ Điển, miền đất nhiều đồi với rất nhiều hồ có hình dáng dài được hình thành qua xói mòn của thời kỳ băng hà. Vùng đất lớn thứ ba là vùng trũng Trung Thuỵ Điển, là một vùng bằng phẳng nhưng lại bị chia cắt nhiều với các đồng bằng lớn, đồi núi, vịnh hẹp và nhiều hồ (trong đó có 4 hồ lớn nhất Thuỵ Điển là Vänern, Vättern, MälarenHjälmaren).

Phía tây của Bắc Thuỵ Điển là dãy núi Bắc Âu, là biên giới với Na Uy, có chiều cao từ 1.000 m đến 2.000 m trên mực nước biển. Trên dãy núi Bắc Âu là ngọn núi cao nhất Thuỵ Điển, ngọn núi Kebnekaise (2.111 m). Nối liền về phía Đông là vùng đất lớn nhất của Thuỵ Điển. Dọc theo dãy núi là các vùng cao nguyên rộng lớn ở độ cao 600 m đến 700 m trên mực nước biển và chuyển tiếp sang thành một vùng đất có nhiều đồi với địa thế mấp mô thấp dần đi về phía Đông. Các mỏ lớn (sắt, đồng, kẽm, chì) của Thuỵ Điển cũng nằm trong vùng đất này. Các sông lớn của Thuỵ Điển đều bắt nguồn từ dãy núi Bắc Âu và chảy gần như song song với nhau qua các đồng bằng về hướng Biển Đông. Dọc theo bờ Biển Đông là vùng đất bằng phẳng bị chia cắt giữa HärnösandÖrnsköldsvik bởi một nhánh núi (Höga kusten). Các sông dài nhất của Thuỵ Điển là Klarälven, Torneälv, Dalälven, UmeälvÅngermanälven.

Khí hậu

So với vị trí địa lý, khí hậu của Thuỵ Điển tương đối ôn hòa vì trước tiên là do gần Đại Tây Dương với dòng hải lưu Gơn strim ấm áp. Phần lớn nước Thuỵ Điển có khí hậu ẩm, mưa nhiều và nhiệt độ tương đối ít thay đổi giữa mùa đông và mùa hè. Tại miền nam Thuỵ Điển, được cái cây lá rộng chi phối, rừng lá kim phát triển ở phía bắc, với thông và vân sam thống trị cảnh quan. Vì Thụy Điển nằm giữa 55° vĩ độ và 69° vĩ độ và một phần ở trong vòng cực Bắc nên sự cách biệt giữa ánh sáng ban ngày dài trong mùa hè và ban đêm dài trong mùa đông rất lớn. Ở phần phía bắc, với sự xuất hiện của nhiều núi và biểu hiện của khí hậu cận cực, mùa đông lạnh hơn và tuyết rơi nhiều hơn so với miền nam. Vào một phần của mùa hè mặt trời sẽ xuất hiện tới nữa đêm hoặc không lặn và vào mùa đông, mặt trời chỉ xuất hiện trong vài giờ hoặc không xuất hiện. Lượng mưa trung bình hàng năm là khoảng 1.000 mm, với lượng mưa tương đối lớn ở phía tây cao nguyên Småland và bờ biển phía tây. Tháng giêng, nhiệt độ trung bình ban ngày vào khoảng 0 độ C ở phía nam, nhiệt độ âm ở miền trung và - 16 độ C ở phía bắc. Vào tháng bảy, nhiệt động trong bình vào khoảng 17 - 18 độ C ở Götaland och Svealand, và chỉ hơn 10 độ C ở phía cực bắc của Thuỵ Điển. Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận ở Thụy Điển là và ngày 2 tháng 2 năm 1966 ở Vuoggatjålme, Lappland với - 52,6 độ C. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận là 38 độ C ở Ultuna, Uppland (ngày 9 tháng 7 năm 1933) và Målilla, Småland (ngày 29 tháng 6 năm 1947).

Nhiệt độ trung bình cao và thấp ở các thành phố Thụy Điển (°C)[54]
CityJanFebMarAprMayJunJulAugSepOctNovDec
Kiruna−10/−16−8/−15−4/−132/−78/014/617/814/69/21/−4−5/−10−8/−15
Östersund−5/−10−3/−90/−65/−212/316/818/1017/1012/66/20/−3−3/−8
Stockholm1/−21/−34/−211/316/820/1223/1522/1417/1010/65/21/−1
Gothenburg (Göteborg)2/−14/−16/011/316/819/1222/1422/1418/1012/67/33/−1
Visby1/−21/−33/−29/114/618/1021/1320/1316/910/65/22/0
Malmö3/−13/−16/012/317/819/1122/1322/1418/1012/68/44/1

Hệ thực vật và động vật

Khung cảnh ở Skåne miền nam Thụy Điển

Miền Bắc Thụy Điển có nhiều rừng cây lá kim rộng lớn, càng về phía Nam thì càng có nhiều rừng tạp. Tại miền Nam Thụy Điển các rừng cây lá rộng đã phải nhường chỗ cho canh nông hay được thay thế bằng cây lá kim vì chúng có độ tăng trưởng nhanh hơn. Hai đảo GotlandÖland có một hệ thực vật đa dạng gây nhiều ấn tượng, đặc biệt là có rất nhiều loài hoa lan.

Heo rừngHươu đỏ (Cervus elaphus) có nhiều. Heo rừng đã bị tiêu diệt trong tự nhiên vào cuối thế kỷ XIX nhưng sau khi thoát ra khỏi được các khu vực cấm săn bắn đã lại phát triển đến một dân số có thể tự sống được. Các dã thú như gấu, sóilinh miêu đã phát triển trở lại trong những năm gần đây nhờ vào các quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt.

Năm 1910 Thụy Điển là quốc gia đầu tiên của châu Âu thành lập các vùng bảo vệ thiên nhiên và cho đến ngày hôm nay vẫn luôn luôn bảo vệ thiên nhiên của đất nước. Người Thụy Điển có ý thức bảo vệ môi trường rất cao.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thụy_Điển http://www.health.gov.au/internet/nhhrc/publishing... http://www.conferenceboard.ca/hcp/details/innovati... http://www.infoexport.gc.ca/science/nordics_sweden... http://www12.statcan.ca/english/census06/data/high... http://www.business-anti-corruption.com/country-pr... http://www.business-anti-corruption.com/media/3831... http://dualcitizeninc.com/GGEI-Report2014.pdf http://www.economist.com/business/displaystory.cfm... http://www.economist.com/displayStory.cfm?story_id... http://www.foodbycountry.com/Spain-to-Zimbabwe-Cum...